Best value

Chứng khoán vps là gì? mở tài khoản như thế nào?

Chứng khoán vps là gì? cách mở tài khoản giao dịch như thế nào?

Đầu tư chứng khoán đang là kênh đầu tư được nhiều người quan tâm, bài viết này giới thiệu với các bạn khái niệm chứng khoán là gì? chứng khoán vps là gì và cách mở tài khoản chứng khoán trên sàn giao dịch vps như thế nào. Để tìm hiểu về chứng khoán vps trước tiên chúng ta cùng tìm hiểu khái niệm chứng khoán là gìđầu tư chứng khoán ở đâuchứng khoán cho người mới bắt đầu như thế nào.

Khái  niệm chứng khoán

Chứng khoán là gì?

Nội dung dưới đây được tham khảo từ nguồn website: https://luatvietnam.vn/

Tại Điều 4 Luật Chứng khoán 2019 định nghĩa:

1. Chứng khoán là tài sản, bao gồm các loại sau đây:

a) Cổ phiếu, trái phiếu, chứng chỉ quỹ;

b) Chứng quyền, chứng quyền có bảo đảm, quyền mua cổ phần, chứng chỉ lưu ký;

c) Chứng khoán phái sinh;

d) Các loại chứng khoán khác do Chính phủ quy định.

Cụ thể, theo Điều 4 các loại tài sản là chứng khoán được quy định như sau:

– Cổ phiếu là loại chứng khoán xác nhận quyền và lợi ích hợp pháp của người sở hữu đối với một phần vốn cổ phần của tổ chức phát hành.

– Trái phiếu là loại chứng khoán xác nhận quyền và lợi ích hợp pháp của người sở hữu đối với một phần nợ của tổ chức phát hành.

– Chứng chỉ quỹ là loại chứng khoán xác nhận quyền sở hữu của nhà đầu tư đối với một phần vốn góp của quỹ đầu tư chứng khoán.

– Chứng quyền là loại chứng khoán được phát hành cùng với việc phát hành trái phiếu hoặc cổ phiếu ưu đãi, cho phép người sở hữu chứng quyền được quyền mua một số cổ phiếu phổ thông nhất định theo mức giá đã được xác định trước trong khoảng thời gian

– Chứng quyền có bảo đảm là loại chứng khoán có tài sản bảo đảm do công ty chứng khoán phát hành, cho phép người sở hữu được quyền mua (chứng quyền mua) hoặc được quyền bán (chứng quyền bán) chứng khoán cơ sở với tổ chức phát hành chứng quyền có bảo đảm đó theo mức giá đã được xác định trước, tại một thời điểm hoặc trước một thời điểm đã được ấn định hoặc nhận khoản tiền chênh lệch giữa giá thực hiện và giá chứng khoán cơ sở tại thời điểm thực hiện.

– Quyền mua cổ phần là loại chứng khoán do công ty cổ phần phát hành nhằm mang lại cho cổ đông hiện hữu quyền được mua cổ phần mới theo điều kiện đã được xác định.

– Chứng chỉ lưu ký là loại chứng khoán được phát hành trên cơ sở chứng khoán của tổ chức được thành lập và hoạt động hợp pháp tại Việt Nam.

– Chứng khoán phái sinh là công cụ tài chính dưới dạng hợp đồng, bao gồm hợp đồng quyền chọn, hợp đồng tương lai, hợp đồng kỳ hạn, trong đó xác nhận quyền, nghĩa vụ của các bên đối với việc thanh toán tiền, chuyển giao số lượng tài sản cơ sở nhất định theo mức giá đã được xác định trong khoảng thời gian hoặc vào ngày đã xác định trong tương lai.

chung khoan la gi
Chứng khoán là gì? (Ảnh minh họa)

Thị trường chứng khoán hoạt động như thế nào?

Khoản 14 Điều 4 Luật Chứng khoán quy định, hoạt động về chứng khoán và thị trường chứng khoán bao gồm hoạt động chào bán, niêm yết, giao dịch, kinh doanh, đầu tư chứng khoán, cung cấp dịch vụ về chứng khoán, công bố thông tin, quản trị công ty đại chúng và các hoạt động khác được quy định tại Luật này.

Bên cạnh đó, cũng tại Điều 4, đầu tư chứng khoán là việc mua, bán, nắm giữ chứng khoán của nhà đầu tư trên thị trường chứng khoán. Nhà đầu tư là tổ chức, cá nhân tham gia đầu tư trên thị trường chứng khoán.

Hiện nay, theo Điều 5 Luật Chứng khóan, thị trường chứng khoán được Nhà nước tổ chức hoạt động theo nguyên tắc:

1. Tôn trọng quyền sở hữu, quyền khác đối với tài sản trong hoạt động về chứng khoán và thị trường chứng khoán; quyền tự do giao dịch, đầu tư, kinh doanh và cung cấp dịch vụ về chứng khoán của tổ chức, cá nhân.

2. Công bằng, công khai, minh bạch.

3. Bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của nhà đầu tư.

4. Tự chịu trách nhiệm về rủi ro.

Đồng thời, để phát triển và quản lý thị trường chứng khoán, theo Điều 6, Nhà nước đã và đang thực hiện các chính sách:

– Khuyến khích, tạo điều kiện thuận lợi để tổ chức, cá nhân trong nước, nước ngoài tham gia đầu tư và hoạt động trên thị trường chứng khoán nhằm huy động các nguồn vốn trung hạn và dài hạn cho đầu tư phát triển.

– Quản lý, giám sát bảo đảm thị trường chứng khoán hoạt động công bằng, công khai, minh bạch, an toàn và hiệu quả.

– Đầu tư hiện đại hóa cơ sở hạ tầng, công nghệ thông tin cho hoạt động của thị trường chứng khoán, phát triển nguồn nhân lực cho ngành chứng khoán, tuyên truyền, phổ biến kiến thức về chứng khoán và thị trường chứng khoán.

Như vậy, chứng khoán và thị trường chứng khóan tại Việt Nam đều được pháp luật quản lý và tạo điều kiện thuận lợi cho các nhà đầu tư.

Chứng khoán phái sinh và các khái niệm cơ bản cần biết

Chính thức đi vào hoạt động từ tháng 8/2017, đến nay thị trường chứng khoán phái sinh tại Việt Nam đã có sự phát triển nhanh chóng. Vậy chứng khoán phái sinh được pháp luật quy định như thế nào?

Chứng khoán phái sinh là gì?

Tại khoản 9 Điều 4 Luật Chứng khoán 2019 định nghĩa:

Chứng khoán phái sinh là công cụ tài chính dưới dạng hợp đồng, bao gồm hợp đồng quyền chọn, hợp đồng tương lai, hợp đồng kỳ hạn, trong đó xác nhận quyền, nghĩa vụ của các bên đối với việc thanh toán tiền, chuyển giao số lượng tài sản cơ sở nhất định theo mức giá đã được xác định trong khoảng thời gian hoặc vào ngày đã xác định trong tương lai.

Trong đó, tài sản cơ sở của chứng khoán phái sinh là chứng khoán, chỉ số chứng khoán hoặc tài sản khác theo quy định của Chính phủ được sử dụng làm cơ sở để xác định giá trị chứng khoán phái sinh (theo khoản 10 Điều 4 Luật Chứng khoán).

Hiểu một cách đơn giản, chứng khoán phái sinh là một hợp đồng tài chính quy định quyền lợi, nghĩa vụ của các bên tham gia hợp đồng. Trong đó, giá giao dịch sẽ được xác định ở thời điểm hiện tại, tuy nhiên thời điểm thực hiện sẽ ở một ngày cụ thể trong tương lai.

Chứng khoán phái sinh có một số đặc điểm nổi bật như:

– Mỗi chứng khoán phái sinh được thành lập trên tối thiểu một tài sản cơ sở và có giá trị gắn liền với giá trị của phần tài sả

– Chứng khoán phái sinh không xác nhận quyền sở hữu với tài sản cơ sở mà chỉ là sự cam kết về quyền và nghĩa vụ phát sinh trong tương lai giữa hai bên tham gia vào hợp đồng.

– Chứng khoán phái sinh là công cụ gắn liền cùng đòn bẩy tài chính. Do đó, chứng khoán phái sinh mang tính chất chủ yếu là đầu tư vào sự biến động giá trị của tài sản chứ không phải là sự đầu tư vào một loại tài sản thực tế.

chung khoan phai sinh la giChứng khoán phái sinh là gì? (Ảnh minh họa)

 

Các loại chứng khoán phái sinh

Căn cứ Luật Chứng khoán 2019, chứng khoán phái sinh bao gồm các loại sau:

Hợp đồng quyền chọn

Theo khoản 11 Điều 4, hợp đồng quyền chọn là loại chứng khoán phái sinh, xác nhận quyền của người mua và nghĩa vụ của người bán để thực hiện một trong các giao dịch sau đây:

– Mua hoặc bán số lượng tài sản cơ sở nhất định theo mức giá thực hiện đã được xác định tại thời điểm trước hoặc vào ngày đã xác định trong tương lai;

– Thanh toán khoản chênh lệch giữa giá trị tài sản cơ sở đã được xác định tại thời điểm giao kết hợp đồng và giá trị tài sản cơ sở tại thời điểm trước hoặc vào ngày đã xác định trong tương lai.

Hợp đồng tương lai

Khoản 12 Điều 4 quy định, hợp đồng tương lai là loại chứng khoán phái sinh niêm yết, xác nhận cam kết giữa các bên để thực hiện một trong các giao dịch sau đây:

– Mua hoặc bán số lượng tài sản cơ sở nhất định theo mức giá đã được xác định vào ngày đã xác định trong tương lai;

– Thanh toán khoản chênh lệch giữa giá trị tài sản cơ sở đã được xác định tại thời điểm giao kết hợp đồng và giá trị tài sản cơ sở vào ngày đã xác định trong tương lai.

Hợp đồng kỳ hạn

Theo khoản 13 Điều 4, hợp đồng kỳ hạn là loại chứng khoán phái sinh giao dịch thỏa thuận, xác nhận cam kết giữa các bên về việc mua hoặc bán số lượng tài sản cơ sở nhất định theo mức giá đã được xác định vào ngày đã xác định trong tương lai.

Tại Việt Nam, từ tháng 8/2017 chứng khoán phái sinh chính thức hoạt động và đưa vào giao dịch với hình thức hợp đồng tương lai. Trong đó, 2 sản phẩm hợp đồng tương lai phổ biến nhất là: Hợp đồng tương lai chỉ số VN30 và Hợp đồng tương lai Trái phiếu Chính phủ.

Dù thời gian hoạt động chưa lâu nhưng chứng khoán phái sinh Việt Nam đã có những bước tăng trưởng đáng kể, được đánh giá là một thị trường tiềm năng và được nhiều nhà đầu tư quan tâm.

Trước khi đầu tư chứng khoán, cần phải hiểu những khái niệm sau

Chứng khoán là loại “hàng hoá đặc biệt”, tuy nhiên bất kỳ ai cũng có thể tham gia giao dịch. Trước khi đầu tư chứng khoán, người đầu tư cần hiểu một số khái niệm cơ bản và thông dụng dưới đây.

Các loại chứng khoán hiện nay

Khoản 1 Điều 4 Luật Chứng khoán 2019 quy định:

“1. Chứng khoán là tài sản, bao gồm các loại sau đây:

a) Cổ phiếu, trái phiếu, chứng chỉ quỹ;

b) Chứng quyền, chứng quyền có bảo đảm, quyền mua cổ phần, chứng chỉ lưu ký;

c) Chứng khoán phái sinh;

d) Các loại chứng khoán khác do Chính phủ quy định.”

Những khái niệm trên được quy định tại Điều 4 Luật Chứng khoán 2019 như sau:

Các loại chứng khoán

Khái niệm

Cổ phiếu Xác nhận quyền và lợi ích hợp pháp của người sở hữu đối với một phần vốn cổ phần của tổ chức phát hành
Trái phiếu Xác nhận quyền và lợi ích hợp pháp của người sở hữu đối với một phần nợ của tổ chức phát hành.
Chứng chỉ quỹ Xác nhận quyền sở hữu của nhà đầu tư đối với một phần vốn góp của quỹ đầu tư chứng khoán
Chứng quyền Phát hành cùng với việc phát hành trái phiếu hoặc cổ phiếu ưu đãi, cho phép người sở hữu chứng quyền được quyền mua một số cổ phiếu phổ thông nhất định theo mức giá đã được xác định trước trong khoảng thời gian xác định.
Chứng quyền có bảo đảm Có tài sản bảo đảm do công ty chứng khoán phát hành, cho phép người sở hữu được quyền mua (chứng quyền mua) hoặc được quyền bán (chứng quyền bán) chứng khoán cơ sở với tổ chức phát hành chứng quyền có bảo đảm đó theo mức giá đã được xác định trước, tại một thời điểm hoặc trước một thời điểm đã được ấn định hoặc nhận khoản tiền chênh lệch giữa giá thực hiện và giá chứng khoán cơ sở tại thời điểm thực hiện.
Quyền mua cổ phần Là loại chứng khoán do công ty cổ phần phát hành nhằm mang lại cho cổ đông hiện hữu quyền được mua cổ phần mới theo điều kiện đã được xác định.
Chứng chỉ lưu ký Là loại chứng khoán được phát hành trên cơ sở chứng khoán của tổ chức được thành lập và hoạt động hợp pháp tại Việt Nam

Công ty đại chúng

Khoản 1 Điều 32 Luật Chứng khoán quy định:

“1. Công ty đại chúng là công ty cổ phần thuộc một trong hai trường hợp sau đây:

a) Công ty có vốn điều lệ đã góp từ 30 tỷ đồng trở lên và có tối thiểu là 10% số cổ phiếu có quyền biểu quyết do ít nhất 100 nhà đầu tư không phải là cổ đông lớn nắm giữ;

b) Công ty đã thực hiện chào bán thành công cổ phiếu lần đầu ra công chúng thông qua đăng ký với Ủy ban Chứng khoán Nhà nước theo quy định tại khoản 1 Điều 16 của Luật này.”

Công ty đại chúng là công ty cổ phần. Đối với trường hợp tại điểm a khoản 1 Điều 32 Luật Chứng khoán 2019, công ty phải nộp hồ sơ đăng ký công ty đại chúng cho Ủy ban Chứng khoán Nhà nước trong thời hạn 90 ngày kể từ ngày công ty hoàn thành việc góp vốn và có cơ cấu cổ đông đáp ứng theo quy định.

Đăng ký trở thành công ty đại chúng nghĩa là thông tin về tình hình kinh doanh, hoạt động của công ty đó sẽ được công khai đầy đủ và minh bạch.

Những công ty đại chúng thường là những công ty lớn, đã lên sàn chứng khoán từ lâu. Đặc biệt những thông tin liên quan đến hoạt động sản xuất kinh doanh, nội bộ của những công ty này rất có ảnh hưởng đến thị trường chứng khoán mà người chơi cần nắm bắt.

choi chung khoan la gi

Sàn giao dịch chứng khoán

Khoản 1 Điều 42 Luật Chứng khoán 2019 quy định:

“Điều 42. Tổ chức thị trường giao dịch chứng khoán

1. Sở giao dịch chứng khoán Việt Nam và công ty con được tổ chức thị trường giao dịch chứng khoán cho chứng khoán đủ điều kiện niêm yết; chứng khoán của doanh nghiệp nhà nước, công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do doanh nghiệp nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ chuyển đổi thành công ty cổ phần; chứng khoán của các doanh nghiệp khác chưa đủ điều kiện niêm yết; chứng khoán của doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo; chứng khoán phái sinh và các loại chứng khoán khác theo quy định của Chính phủ.”

Theo quy định trên, sở giao dịch chứng khoán và các công ty con là đơn vị tổ chức các hoạt động giao dịch, mua bán chứng khoán, cung cấp các thông tin về thị trường chứng khoán.

Vì vậy, Sở giao dịch chứng khoán và các công ty con hay được biết đến với tên gọi là “sàn giao dịch chứng khoán”. Như vậy sàn chứng khoán ở đây chính là sở giao dịch chứng khoán.

Sàn giao dịch chứng khoán là sân chơi cho các bên tham gia mua bán chứng khoán, cung cấp các thông tin chuyên môn liên quan đến việc mua bán.

Hiện nay theo mình biết có một số  sàn chứng khoán  là:

– Sàn giao dịch chứng khoán Hà Nội (HNX);

– Sàn giao dịch chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh (HOSE).

– Sàn giao dịch chứng khoán vps

– Sàn giao dịch chứng khoán yuanta…

Cần trang bị gì trước khi đầu tư chứng khoán?

Để tham gia vào thị trường chứng khoán, các nhà đầu tư cần trang bị cho bản thân:

– Vốn

Vốn tham là một trong những yếu tố thiết yếu để đầu tư chứng khoán. Nhà đầu tư cần chuẩn bị cho mình một lượng vốn nhất định, con số vốn sẽ phụ thuộc rất nhiều vào lượng tài sản bạn đang sở hữu, độ rủi ro và kỳ vọng lãi thu về.

– Thiết bị

Sở hữu một thiết bị thông minh như smartphone, tablet hay laptop là rất cần thiết. Chúng đảm bảo cho nhà đầu tư có thể thực hiện giao dịch một cách kịp thời nhất, cập nhật những thông tin về thị trường nhanh nhất.

– Thông tin

Thông tin là một yếu tố không thể thiếu trong quá trình đầu tư. Ngày nay, nhờ sự phát triển của công nghệ thông tin, nguồn thông tin dành cho các nhà đầu tư là vô cùng rộng mở. Trước khi bắt đầu, các nhà đầu tư nên cập nhật các nguồn thông tin chính xác, đa chiều và chuyên sâu từ kinh nghiệm của những người đi trước hay từ các công ty về các thông tin tài chính quan trọng.

– Kiến thức về chứng khoán

Thị trường chứng khoán là một kênh đầu tư sinh lời khá tốt. Tuy nhiên, lợi nhuận cao thì sẽ luôn đi kèm với rủi ro. Vì vậy, việc trau dồi kiến thức về chứng khoán điều vô cùng cần thiết.

Tìm hiểu về sàn giao dịch chứng khoán vps

Giới thiệu chung sàn giao dịch chứng khoán vps

Thành lập từ năm 2006, Công ty cổ phần Chứng khoán VPS (VPS) – trước đây là Công ty cổ phần Chứng khoán Ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng, đã trở thành một trong những công ty chứng khoán lớn nhất Việt Nam với vốn vốn điều lệ đạt 3.500 tỷ đồng và quy mô tổng tài sản 10.274 tỷ đồng tính đến thời điểm 30/06/2019.

Sàn giao dịch chứng khoán VPS cung cấp các sản phẩm đa dạng, chất lượng cao, tạo nên giá trị gia tăng cho doanh nghiệp và nhà đầu tư, bao gồm: môi giới chứng khoán, dịch vụ tài chính, dịch vụ ngân hàng đầu tư, tư vấn tài chính và phân tích. Là tổ chức trung gian tài chính, hoạt động ngân hàng đầu tư là trọng tâm xuyên suốt trong định hướng phát triển của chúng tôi. Cụ thể, VPS thực hiện các dịch vụ tài chính như thu xếp vốn, bảo lãnh phát hành chứng khoán, hoạt động mua bán và sáp nhập doanh nghiệp (M&A), tư vấn xác định giá trị doanh nghiệp, cơ cấu lại vốn, nợ trong từng giai đoạn, thời kỳ.

Với mục tiêu cung cấp các sản phẩm và dịch vụ tài chính vượt trội mang đẳng cấp quốc tế, sàn chứng khoán VPS đã quy tụ được đội ngũ chuyên gia trong và ngoài nước giàu kinh nghiệm trên thị trường tài chính, cùng với việc trang bị một hệ thống công nghệ thông tin hiện đại nhất. Những kết quả đạt được đã giúp sàn chứng khoán VPS ngày càng khẳng định vị thế trên thị trường tài chính Việt Nam, trở thành một trong những định chế tài chính uy tín hàng đầu Việt Nam và khu vực.

VPS luôn coi trọng chính sách phát triển nhân sự dài hạn, ưu tiên đãi ngộ những nhân sự giỏi được đào tạo trong nước và quốc tế. Ngoài các chế độ phúc lợi theo quy định, nhân sự đến với VPS còn được hưởng nhiều chế độ đãi ngộ hấp dẫn khác. Đặc biệt nhân sự được tuyển mới sẽ tham gia vào quy trình đào tạo bài bản, chuyên nghiệp cũng như các khóa đào tạo nâng cao bởi các chuyên gia trong và ngoài nước.

Hiện tại sàn chứng khoán VPS đã có đội ngũ nhân sự chất lượng cao giàu kinh nghiệm và chúng tôi đang tiếp tục tuyển dụng thêm những nhân sự chất lượng cao trong ngành tài chính với điều kiện làm việc và chế độ đãi ngộ tốt nhất.

(Nội dung giới thiệu được cập nhật từ sàn vps.com.vn)

HƯỚNG DẪN CƠ BẢN VỀ GIAO DỊCH CHỨNG KHOÁN

(Nội dung này được cập nhật từ sàn chứng khoán vps, địa chỉ website: vps.com.vn)

  1. QUI ĐỊNH VỀ KÝ QUỸ GIAO DỊCH:
  2. Ký quỹ tiền
  3. Nội dung: Khi mua chứng khoán, Quý khách phải ký quỹ (có đủ tiền trên tài khoản) 100% số tiền mua cộng với các khoản phí phát sinh.

Số tiền ký quỹ = (Số chứng khoán đặt mua x Giá chứng khoán đặt mua) + Phí môi giới

  1. Phương thức: Quý khách có thể lựa chọn các hình thức nộp tiền ký quỹ sau đây:

Tiền mặt: Quý khách nộp tiền tại quầy của CK VPBS và các PGD của VPBank.
Chuyển khoản: Quý khách vui lòng xem chi tiết tại đây.

  1. Ký quỹ bán chứng khoán

Khi bán chứng khoán, tài khoản lưu ký chứng khoán của khách hàng mở tại Công ty phải có đủ số lượng chứng khoán muốn bán.

  1. QUY ĐỊNH CHUNG VỀ GIAO DỊCH:
  2. Nhà đầu tư chỉ được phép mở một TK GDCK tại mỗi Công ty Chứng khoán

Nhà đầu tư có thể sử dụng nhiều tài khoản khác nhau mở tại các công ty chứng khoán khác nhau để thực hiện giao dịch.

  1. Nhà đầu tư được thực hiện các giao dịch ngược chiều (mua, bán) cùng một loại chứng khoán trong một ngày giao dịch, khi đáp ứng các điều kiện sau:
    • Sử dụng một TK mở tại một CTCK để thực hiện cả lệnh mua và bán;
    • Chỉ được mua (hoặc bán) một loại CK nếu lệnh bán (hoặc mua) của CK cùng loại trước đó đã được thực hiện
  1. Nhà đầu tư không được phép:
  • Thực hiện giao dịch mà không dẫn đến việc thay đổi quyền sở hữu chứng khoán;
  • Đồng thời đặt lệnh mua và bán cùng một loại chứng khoán trong từng lần khớp lệnh trên cùng một tài khoản hoặc các tài khoản khác nhau mà nhà đầu tư đứng tên sở hữu.

Các quy định chi tiết hơn, Nhà đầu tư tham khảo thêm Cơ chế giao dịch tại Các sở giao dịch (HNX và HSX)

III. QUI ĐỊNH GIAO DỊCH TẠI CÁC SỞ GIAO DỊCH CHỨNG KHOÁN:

  1. Chứng Khoán Niêm Yết tại Sở Giao Dịch Chứng Khoán TP.HCM (HSX)
  2. Thời gian giao dịch:
Phương thức giao dịch Giờ giao dịch
Cổ phiếu, chứng chỉ quỹ đầu tư
Khớp lệnh định kỳ mở cửa 9h00’ đến 9h15’
Khớp lệnh liên tục I 9h15’ đến 11h30’
Giao dịch thỏa thuận 9h00’ đến 11h30’
Nghỉ giữa phiên 11h30’ đến 13h00’
Khớp lệnh liên tục II 13h00’ đến 13h45’
Khớp lệnh định kỳ đóng cửa 13h45’ đến 14h00’
Giao dịch thỏa thuận 13h00’ đến 14h15’
Trái phiếu
Giao dịch thỏa thuận 9h00’ đến 11h30’
Nghỉ giữa phiên 11h30’ đến 13h00’
Giao dịch thỏa thuận 13h00’ đến 14h15’

Lệnh có giá trị trong suốt thời gian giao dịch, không hết hạn trong thời gian nghỉ giữa phiên.

  1. Phương thức khớp lệnh:

Khớp lệnh định kỳ: Là phương thức giao dịch được thực hiện trên cơ sở so khớp các lệnh mua và lệnh bán chứng khoán tại một thời điểm xác định. Nguyên tắc xác định giá thực hiện như sau:

+ Là mức giá thực hiện đạt khối lượng giao dịch lớn nhất.
+ Nếu có nhiều mức giá thỏa mãn điều kiện ở trên thì mức giá trùng hoặc gần nhất với giá thực hiện của lần khớp lệnh gần nhất sẽ được chọn

Khớp lệnh liên tục: Là phương thức giao dịch được thực hiện trên cơ sở so khớp các lệnh mua và lệnh bán chứng khoán ngay khi lệnh được nhập vào hệ thống giao dịch.

  1. Nguyên tắc khớp lệnh:
  2. Ưu tiên về giá:
  • Lệnh mua với mức giá cao hơn được ưu tiên thực hiện trước.
  • Lệnh bán với mức giá thấp hơn được ưu tiên thực hiện trước.
  1. Ưu tiên về thời gian:

– Trường hợp các lệnh mua hoặc lệnh bán có cùng mức giá thì lệnh nhập vào hệ thống giao dịch trước được ưu tiên thực hiện trước.

  1. Đơn vị giao dịch và đơn vị yết giá:
  2. Đơn vị giao dịch:
  • Đơn vị giao dịch khớp lệnh lô chẵn: 10 cố phiếu, chứng chỉ quỹ đầu tư.
  • Khối lượng giao dịch thỏa thuận: từ 20.000 cổ phiếu, chứng chỉ quỹ trở lên.
  • Không quy định đơn vị giao dịch đối với giao dịch thỏa thuận.
  • Giao dịch cổ phiếu có khối lượng từ 01 đến 09 cổ phiếu (lô lẻ) được thực hiện trực tiếp giữa người đầu tư với công ty chứng khoán, giá thực hiện được xác định bằng 90% giá tham chiếu của ngày ký kết Hợp đồng.
  1. Đơn vị yết giá:

– Đối với phương thức khớp lệnh:

 Mức giá Đơn vị Yết giá
 <= 49.900 đồng  100 đồng
 50.000 – 99.500 đồng  500 đồng
 >= 100.000 đồng  1.000 đồng

– Không qui định đơn vị yết giá đối với giao dịch thỏa thuận trái phiếu.

  1. Biên độ dao động giá:

– Biên độ dao động giá quy định trong ngày đối với giao dịch cổ phiếu và chứng chỉ quỹ đầu tư là ± 7% (áp dụng từ 15/01/2013)

– Không áp dụng biên độ giao động giá đối với giao dịch trái phiếu.

– Giá:

  • Giá trần = Giá tham chiếu x (100% + Biên độ dao động)
  •  Giá sàn = Giá tham chiếu x (100% – Biên độ dao động)

Đối với cổ phiếu, chứng chỉ quỹ có mức giá trần-sàn sau khi điều chỉnh biên độ dao động ± 7% nhưng giá trần/ sàn vẫn bằng mức giá tham chiếu sẽ điều chỉnh như sau:

  • Giá trần điều chỉnh = Giá tham chiếu + một đơn vị yết giá
  • Giá sàn điều chỉnh = Giá tham chiếu – một đơn vị yết giá

Trường hợp giá trần và sàn của cổ phiếu, chứng chỉ quỹ sau khi điều chỉnh theo cách trên bằng không (0), giá trần và sàn sẽ được điều chỉnh như sau:

  • Giá trần điều chỉnh = Giá tham chiếu + một đơn vị yết giá
  • Giá sàn điều chỉnh = Giá tham chiếu

– Đối với cổ phiếu, chứng chỉ quỹ mới niêm yết, trong ngày giao dịch đầu tiên, giá giao dịch được biến động trong +/-20% giá giao dịch dự kiến. Tổ chức niêm yết và công ty chứng khoán làm tư vấn niêm yết (nếu có) phải đưa ra mức giá giao dịch dự kiến để tính giá tham chiếu cho cổ phiếu, chứng chỉ quỹ trong ngày giao dịch đầu tiên. Nếu trong 03 ngày giao dịch đầu tiên, cổ phiếu, chứng chỉ quỹ mới niêm yết vẫn chưa có giá đóng cửa, tổ chức niêm yết phải được xác định giá giao dịch dự kiến.

– Đối với cổ phiếu, chứng chỉ quỹ được giao dịch trở lại sau khi tạm dừng giao dịch trên 90 ngày, biên độ dao động giá trong ngày giao dịch đầu tiên sẽ được HSX xác đinh sau khi có sự chấp thuận của SSC.

– Giá đóng cửa trong ngày giao dịch đầu tiên sau khi được giao dịch trở lại sẽ là giá tham chiếu cho ngày giao dịch kế tiếp. Biên độ dao động giá 7% được áp dung cho ngày giao dịch kế tiếp.

– Nếu trong 03 ngày đầu tiên sau khi giao dịch trở lại, cổ phiếu, chứng chỉ quỹ được giao dịch trở lại vẫn chưa có giá đóng cửa, HSX sẽ xem xét điều chỉnh biên độ dao động giá của cổ phiếu, chứng chỉ quỹ sau khi có sự chấp thuận của SSC.

  1. Lệnh giao dịch:
  2. Lệnh giao dịch tại mức giá khớp lệnh xác định giá mở cửa (Viết tắt ATO):
  • Là lệnh đặt mua hoặc đặt bán chứng khoán tại mức giá mở cửa.
  • Lệnh ATO được ưu tiên trước lệnh giới hạn trong khi so khớp lệnh.
  • Lệnh ATO được nhập vào hệ thống giao dịch trong thời gian khớp lệnh định kỳ để xác định giá mở cửa và sẽ tự động tự hủy bỏ sau thời điểm xác định giá mở cửa nếu lệnh không được thực hiện hoặc không được thực hiện hết.
  1. Lệnh giới hạn

Là lệnh mua hoặc bán chứng khoán tại một mức giá xác định hoặc giá tốt hơn. Lệnh có hiệu lực kể từ khi được nhập vào hệ thống giao dịch cho đến hết ngày giao dịch hoặc cho đến khi lệnh bị hủy bỏ.

  1. Lệnh giao dịch tại mức giá khớp lệnh xác định giá đóng cửa (Viết tắt là ATC):

Tương tự như lệnh ATO nhưng được áp dụng trong thời gian khớp lệnh định kỳ xác định giá đóng cửa.

Ví dụ về lệnh ATO (ATC):
Sổ lệnh (Trong thời gian khớp lệnh định kỳ):
Cổ phiếu AAA, giá tham chiếu : 99. Lệnh vào hệ thống theo thứ tự A, B, C.

 KL đặt mua Giá đặt mua Giá đặt bán KL đặt bán
 5,000 ( C )  100  ATO (ATC)  4,000 ( B )
 99  2,000 ( A )

Kết quả khớp:
– Giá khớp : 99
– Khối lượng khớp: 5,000. Trong đó: C-B : 4,000.
– Lệnh ATO (ATC) được ưu tiên trước so với lệnh giới hạn trong so khớp lệnh.

  1. Lệnh thị trường (Viết tắt là MP)

– Là lệnh mua/bán chứng khoán tại mức giá bán thấp nhất/ giá mua cao nhất hiện có trên thị trường.

– Khi được nhập vào hệ thống giao dịch, lệnh mua MP sẽ được thực hiện ngay tại mức giá bán thấp nhất và lệnh bán MP sẽ thực hiện ngay tại mức giá mua cao nhất hiện có trên thị trường. Nếu khối lượng đặt lệnh của lệnh MP vẫn chưa được thực hiện hết, lệnh MP sẽ được xem là lệnh mua tại mức giá bán cao hơn hoặc lệnh bán tại mức giá mua thấp hơn tiếp theo hiện có trên thị trường và tiếp tục so khớp.

– Nếu khối lượng đặt của lệnh MP vẫn còn sau khi giao dịch theo nguyên tắc trên và không thể tiếp tục khớp được nữa thì lệnh MP sẽ được chuyển thành lệnh giới hạn mua tại mức giá cao hơn một bước giá so với giá giao dịch cuối cùng trước đó hoặc lệnh giới hạn bán tại mức giá thấp hơn một bước giá so với giá giao dịch cuối cùng trước đó.

– Trường hợp giá thực hiện cuối cùng là giá trần đối với lệnh mua hoặc giá sàn đối với lệnh bán MP thì lệnh thị trường sẽ được chuyển thành lệnh giới hạn mua tại giá trần hoặc lệnh giới hạn bán tại giá sàn.

– Lệnh MP có hiệu lực trong phiên khớp lệnh liên tục

– Lệnh MP sẽ tự động hủy nếu không có lệnh giới hạn đối ứng tại thời điểm nhập lệnh vào hệ thống giao dịch.

– Lệnh mua MP của nhà đầu tư nước ngoài sau khi khớp một phần, phần còn lại sẽ tự động hủy nếu chứng khoán hết room.

  1. Hủy lệnh giao dịch:
  2. Trong thời gian khớp lệnh định kỳ:

Khách hàng không được hủy lệnh giao dịch đã đặt trong đợt khớp lệnh định kỳ.

  1. Trong thời gian khớp lệnh liên tục:

Khách hàng có thể yêu cầu nhân viên môi giới hủy lệnh nếu lệnh hoặc phần còn lại của lệnh chưa được thực hiện, kể cả các lệnh hoặc phần còn lại của lệnh chưa được thực hiện ở lần khớp lệnh định kỳ hoặc liên tục trước đó.

  1. Thời gian thanh toán
Loại giao dịch Thời gian thanh toán
Cổ phiếu, chứng chỉ quỹ đầu tư
Khớp lệnh T + 3
Thỏa thuận T + 3
Trái phiếu T + 1
  1. Giao dịch của nhà đầu tư nước ngoài:
  2. Trong thời gian giao dịch khớp lệnh:

– Khối lượng cổ phiếu, chứng chỉ quỹ đầu tư mua của nhà đầu tư nước ngoài được trừ vào khối lượng được phép mua ngay sau khi lệnh mua được thực hiện; khối lượng cổ phiếu, chứng chỉ quỹ đầu tư bán của nhà đầu tư nước ngoài được cộng vào khối lượng cổ phiếu, chứng chỉ quỹ đầu tư được phép mua ngay sau khi kết thúc việc thanh toán giao dịch (T+3).

– Lệnh mua hoặc một phần lệnh mua của nhà đầu tư nước ngoài chưa được thực hiện sẽ tự động bị hủy nếu khối lượng cổ phiếu, chứng chỉ quỹ được phép mua đã hết hoặc không được thực hiện ngay khi nhập vào hệ thống giao dịch.

  1. Trong thời gian giao dịch thỏa thuận:

– Khối lượng chứng khoán được phép mua của nhà đầu tư nước ngoài sẽ không thay đổi nếu giao dịch thỏa thuận được thực hiện giữa hai nhà đầu tư nước ngoài với nhau.

  1. Chứng Khoán Niêm Yết tại Sở Giao Dịch Chứng Khoán Hà Nội (HNX)
  2. Thời gian giao dịch:
Phương thức giao dịch Giờ giao dịch
Khớp lệnh liên tục và thỏa thuận 9h00’ đến 11h30’
Nghỉ  giữa phiên 11h30’ đến 13h00’
Khớp lệnh liên tục và thỏa thuận 13h00’ đến 14h15’

Lệnh có giá trị trong suốt thời gian giao dịch, không hết hạn trong thời gian nghỉ giữa phiên.

  1. Phương thức khớp lệnh
  2. Các loại lệnh giao dịch:

Lệnh giao dịch báo giá là lệnh giới hạn (LO) được nhập vào hệ thống giao dịch của Sở giao dịch Chứng khoán Hà Nội có hiệu lực cho đến hết phiên giao dịch hoặc sẽ hết hiệu lực khi khách hàng có yêu cầu hủy lệnh.

  1. Phương thức giao dịch: Khớp lệnh liên tục và giao dịch thỏa thuận

Khớp lệnh liên tục: Là phương thức giao dịch được thực hiện trên cơ sở so khớp các lệnh mua và lệnh bán chứng khoán ngay khi lệnh được nhập vào hệ thống giao dịch.

Giao dịch thỏa thuận:

  • Nếu khách hàng đã xác định được đối tác trước thì lệnh sẽ được thực hiện theo yêu cầu của khách hàng.
  • Nếu chưa xác định được đối tác thì lệnh sẽ được gởi lên toàn bộ thị trường. Khi có thông tin Mua/Bán thỏa thuận tương ứng, công ty sẽ thông báo cho khách hàng, nếu khách hàng chấp nhận thì lệnh sẽ được thực hiện.
  • Trong ngày giao dịch đầu tiên của cổ phiếu mới đăng ký giao dịch hoặc ngày đầu tiên giao dịch trở lại của cổ phiếu không có giao dịch trên 25 phiên liên tiếp, các lệnh mua/bán chứng khoán theo phương thức giao dịch thỏa thuận không được thực hiện cho đến khi có giá tham chiếu được xác lập từ kết quả của phương thức khớp lệnh liên tục.
  1. Nguyên tắc khớp lệnh

–    Ưu tiên về giá: Các lệnh có mức giá tốt nhất được ưu tiên thực hiện trước

–    Ưu tiên về thời gian:

  • Lệnh mua hoặc bán có cùng mức giá thì lệnh giao dịch được nhập trước vào hệ thống được ưu tiên thực hiện trước.
  • Nếu lệnh mua và bán thỏa mãn về giá (Giá mua ≥ Giá bán) thì mức giá khớp là mức giá của lệnh nhập vào hệ thống trước.
  1. Đơn vị giao dịch và yết giá
  2. Đơn vị giao dịch:

Đối với cổ phiếu

Đơn vị giao dịch (lô chẵn) đối với giao dịch khớp lệnh là 100 cổ phiếu.
Không quy định đơn vị giao dịch đối với giao dịch thoả thuận cổ phiếu. Áp dụng khối lượng giao dịch tối thiểu đối với giao dịch thỏa thuận là 5,000 cổ phiếu.
Giao dịch cổ phiếu có khối lượng từ 01 đến 99 cổ phiếu (lô lẻ) được thực hiện qua hình thức thỏa thuận.

Đối với trái phiếu

Đơn vị giao dịch (lô chẵn) đối với giao dịch khớp lệnh trái phiếu là 100 trái phiếu.
Không quy định đơn vị giao dịch đối với giao dịch thoả thuận trái phiếu. Khối lượng giao dịch tối thiểu đối với giao dịch thoả thuận trái phiếu là 100,000,000 đồng tính theo mệnh giá.

  1. Đơn vị yết giá giao dịch:
 Hình thức giao dịch Cổ phiếu Trái phiếu
 Giao dịch báo giá  100 đồng  Không quy định
 Giao dịch thỏa thuận  Không quy định  Không qui định
  1. Giá tham chiếu và biên độ dao động giá:
  2. Giá tham chiếu:
  • Giá tham chiếu được tính theo phương thức bình quân gia quyền trong 15 phút cuối cùng của thời gian giao dịch ngày giao dịch liền kề trước đó.
  • Việc xác định giá tham chiếu của cổ phiếu mới đăng ký giao dịch trong ngày giao dịch đầu tiên do tổ chức niêm yết hoặc tổ chức tư vấn niêm yết (nếu có) đề xuất và được SGDCKHN phê duyệt. Nếu trong 3 ngày giao dịch liên tục kể từ ngày giao dịch đầu tiên chưa xác định được mức giá bình quân gia quyền để sử dụng làm giá tham chiếu cho ngày giao dịch kế tiếp, tổ chức niêm yết và tổ chức tư vấn niêm yết (nếu có) sẽ phải xác định lại giá tham chiếu.
  • Giá tham chiếu sẽ được giữ nguyên trong các trường hợp doanh nghiệp phát hành trái phiếu chuyển đổi hoặc doanh nghiệp phát hành thêm cổ phiếu với giá phát hành cao hơn giá bình quân của ngày giao dịch liền trước ngày không hưởng quyền.
  • Trường hợp chứng khoán bị tạm ngừng giao dịch trên 25 phiên, khi được giao dịch trở lại, giá tham chiếu do Sở GDCK Hà Nội quyết định sau khi được UBCKNN chấp thuận.
  1. Biên độ dao động giá:
  • Biên độ dao động: Là tỷ lệ % dao động giá mua và bán chứng khoán trong ngày giao dịch do UBCKNN quy định. Biên độ dao động giá của cổ phiếu là ± 10%.
  • Áp dụng giá tham chiếu và biên độ dao động giá là ± 30% so với giá tham chiếu cho cổ phiếu ngày giao dịch đầu tiên hoặc cổ phiếu không có giao dịch trên 25 phiên giao dịch liên tiếp, trong ngày đầu tiên giao dịch trở lại sẽ là ± 30% so với giá tham chiếu.
  • Không quy định giới hạn  biên độ dao động giá đối với giao dịch trái phiếu.
  1. Loại lệnh giao dịch: lệnh giới hạn
  2. Hủy, sửa lệnh giao dịch:
  3. Sửa lệnh giao dịch:

– Khách hàng được quyền sửa giá (không được quyền sửa khối lượng) đối với lệnh mua/bán chứng khoán chưa khớp hay hay phần chưa được khớp của lệnh

  1. Hủy lệnh giao dịch:

– Khách hàng có thể yêu cầu nhân viên môi giới hủy lệnh nếu lệnh hoặc phần còn lại của lệnh chưa được thực hiện.

  1. Chứng khoán Đăng Ký Giao Dịch tại Sở Giao Dịch Chứng Khoán Hà Nội (UPCOM)
  2. Thời gian Giao dịch:
Phương thức giao dịch Giờ giao dịch
Khớp lệnh liên tục và thỏa thuận 9h00’ đến 11h30’
Nghỉ  giữa phiên 11h30’ đến 13h00’
Khớp lệnh liên tục và thỏa thuận 13h00’ đến 14h15’

Lưu ý: Lệnh có giá trị trong suốt thời gian giao dịch, không hết hạn trong thời gian nghỉ giữa phiên

  1. Phương thức giao dịch: gồm phương thức khớp lện liên tục và phương thức thỏa thuận
  2. Nguyên tắc khớp lệnh
  • Ưu tiên về giá
  • Ưu tiên về thời gian
  1. Đơn vị giao dịch và đơn vị yết giá
  • Đơn vị giao dịch khớp lệnh liên tục: 100 cổ phiếu/trái phiếu. Không quy định đơn vị giao dịch đối với giao dịch thỏa thuận.
  • Khối lượng giao dịch tối thiểu: 100 cổ phiếu/ trái phiếu . Đối với giao dịch thỏa thuận, khối lượng giao dịch tối thiểu là 10 cổ phiếu/trái phiếu.
  • Khối lượng giao dịch tối đa: không quy định

Đơn vị yết giá:
– 100 đồng/cổ phiếu, không quy định đối với trái phiếu.

  1. Biên độ dao động và Giá tham chiếu
  • Đối với cổ phiếu: ± 10% (áp dụng từ 15/01/2013)
  • Đối với cổ phiếu ngày đầu tiên giao dịch, cổ phiếu bị tạm ngưng giao dịch trên 25 phiên giao dịch trong ngày giao dịch trở lại: ± 40%
  • Đối với trái phiếu: không quy định

Giá tham chiếu

  • Giá tham chiếu của cổ phiếu mới đăng ký giao dịch trog ngày giao dịch đầu tiên do tổ chức đăng ký giao dịch đề xuất và được SGDCKHN phê duyệt.
  • Trong ngày giao dịch đầu tiên của cổ phiếu mới đăng ký giao dịch hoặc ngày đầu tiên giao dịch trở lại của cổ phiếu không có giao dịch trên 25 phiên liên tiếp, các lệnh mua/bán chứng khoán theo phương thức giao dịch thỏa thuận không được thực hiện cho đến khi có giá tham chiếu được xác lập từ kết quả của phương thức khớp lệnh liên tục.
  1. Lệnh giao dịch: là lệnh giới hạn. Lệnh giới hạn có hiệu lực kể từ khi được nhập vào hệ thống đăng ký giao dịch cho đến khi bị huỷ bỏ hoặc đến khi kết thúc thời gian giao dịch.
  2. Sửa, hủy lệnh trong phiên giao dịch
  • Việc sửa và huỷ lệnh chỉ có hiệu lực đối với lệnh gốc chưa được thực hiện hoặc phần còn lại của lệnh gốc chưa được thực hiện.
  • Nhà đầu tư được phép sửa giá, hủy lệnh trong thời gian giao dịch. Thứ tự ưu tiên của lệnh sau khi sửa được tính kể từ khi lệnh sửa được nhập vào hệ thống đăng ký giao dịch.
  • Giao dịch thoả thuận đã thực hiện trên hệ thống không được phép huỷ bỏ.
  1. Trái phiếu Chính phủ tại Sở giao dịch chứng khoán Hà Nội
  2. Phương thức giao dịch:
  • Tất cả các giao dịch đều áp dụng phương thức thỏa thuận.
  • Phương thức giao dịch thoả thuận bao gồm giao dịch thoả thuận điện tử và giao dịch thoả thuận thông thường.
  1. Các loại lệnh giao dịch:

2.1. Giao dịch thông thường

  • Hình thức thỏa thuận điện tử: các lệnh chào mua, chào báo với cam kết chắc chắn được chào công khai trên hệ thống.
  • Hình thức thỏa thuận thông thường:
    Lệnh quảng cáo: lệnh mua, bán trái phiếu và khách hàng có thể thỏa thuận thêm về các điều kiện giao dịch của lệnh (giá, khối lượng). Lệnh quảng cáo có thể gửi đến một, một nhóm thành viên hoặc toàn thị trường.
    Lệnh báo cáo giao dịch: Lệnh báo cáo được sử dụng để nhập giao dịch vào hệ thống trong trường hợp giao dịch đã được các bên thỏa thuận xong về các điều kiện trong giao dịch.

2.2. Giao dịch mua bán lại:

– Hình thức thỏa thuận điện tử:

Lệnh yêu cầu chào giá: có tính chất quảng cáo, được sử dụng khi khách hàng chưa xác định được đối tác trong giao dịch. Lệnh có thể được gửi đến một, một nhóm thành viên hoặc toàn thị trường.

Lệnh chào mua, chào bán với cam kết chắc chắn: được sử dụng để chào đối ứng với yêu cầu chào giá. Lệnh chào với cam kết chắc chắn chỉ được gửi đích danh cho thành viên gửi Lệnh yêu cầu chào giá.

  1. Giao dịch mua bán một loại trái phiếu trong cùng một phiên giao dịch:

Việc đồng thời vừa mua vừa bán một loại trái phiếu trong cùng một phiên giao dịch chỉ được thực hiện khi có phát sinh chuyển giao quyền sở hữu đối với trái phiếu giao dịch.

  1. Thời gian giao dịch:

Từ 8h30 đến 11h các ngày thứ 2 đến thứ 6

  1. Đơn vị giao dịch: 01 (một) trái phiếu.
  2. Khối lượng giao dịch tối thiểu:

6.1. Đối với giao dịch thông thường:

– Theo hình thức giao dịch thỏa thuận điện tử: 100 trái phiếu
– Theo hình thức thỏa thuận thông thường: 10.000 trái phiếu

6.2. Giao dịch mua bán lại: 1.000 trái phiếu

  1. Đơn vị yết giá: 01 đồng
  2. Mệnh giá trái phiếu: 100.000 đồng (một trăm nghìn đồng)/trái phiếu.
  3. Sửa, hủy lệnh trong phiên giao dịch:
  • Nhà đầu tư được phép sửa hoặc hủy lệnh thỏa thuận chưa thực hiện. Đại diện giao dịch sửa hoặc hủy lệnh thỏa thuận khách hàng theo qui trình sửa, hủy lệnh giao dịch thỏa thuận do Sở giao dịch Chứng khoán Hà Nội qui định.
  • Giao dịch thoả thuận đã thực hiện trên hệ thống không được phép huỷ bỏ.
  • Đối với giao dịch mua bán lại, việc sửa lệnh thỏa thuận đã thực hiện chỉ áp dụng đối với giao dịch lần một. Giao dịch lần hai trong giao dịch mua bán lại không được phép sửa, hủy.
  • Trong thời gian giao dịch, trường hợp đại diện giao dịch nhập sai giao dịch thỏa thuận của khách hàng, đại diện giao dịch được phép sửa giao dịch thỏa thuận nhưng phải xuất trình lệnh gốc của nhà đầu tư; phải được bên đối tác chấp thuận việc sửa đó và được Sở giao dịch Chứng khoán Hà Nội chấp thuận việc sửa giao dịch thoả thuận. Việc sửa giao dịch thoả thuận của thành viên phải tuân thủ Quy trình sửa giao dịch thỏa thuận do Sở giao dịch Chứng khoán Hà Nội ban hành.

Một số lưu ý, hướng dẫn Mở tài khoản Giao dịch chứng khoán trực tuyến vps tại vps.com.vn

Mở tài khoản trực tuyến áp dụng cho Quý Khách là Khách hàng tổ chức/ cá nhân trong nước muốn mở tài khoản trực tuyến tại VPS. Với giao diện thân thiện,Quý Khách dễ dàng hoàn tất việc khai báo thông tin để mở tài khoản GDCK trực tuyến chỉ trong 1 bước thực hiện. Sau khi hoàn tất việc khai báo thông tin và được VPS kích hoạt mở tài khoản, Quý Khách có thể sử dụng ngay tài khoản để giao dịch chứng khoán với các dịch vụ giao dịch cổ phiếu, giao dịch trái phiếu, giao dịch gửi tiền, quản lý tài khoản qua kênh giao dịch trực tuyến, qua tổng đài ContactCenter hoặc trực tiếp tại các sàn giao dịch.
Để hoàn tất thủ tục mở Tài khoản đề nghị Quý khách in bộ hợp đồng và cung cấp các giấy tờ theo hướng dẫn chi tiết tại Email VPS gửi Quý Khách hàng và gửi/mang bộ hồ sơ tới các Phòng Giao dịch của VPS. Ngay sau khi nhận được bộ hồ sơ đầy đủ theo quy định, VPS sẽ kích hoạt đầy đủ các tiện ích, dịch vụ gia tăng theo nhu cầu của Quý Khách (giao dịch qua Contact Center, các chức năng giao dịch trực tuyến như chuyển khoản tiền và chứng khoán…)

Thời hạn hoàn thiện hồ sơ: trong vòng 10 ngày làm việc kể từ ngày tài khoản của Quý khách hàng được VPS kích hoạt mở tài khoản, Quý khách hàng cần hoàn thiện bộ hồ sơ nói trên tại các Phòng giao dịch của VPS. Quá thời hạn trên, nếu VPS chưa nhận được bộ hồ sơ hợp lệ, VPS sẽ ngừng cung cấp dịch vụ liên quan đến tài khoản GDCK của Quý khách hàng cho đến khi Quý khách hàng hoàn thiện hồ sơ theo Quy định của VPS.

Bước 1. Bạn truy cập vào website của VPS Tại đây: http://vps.com.vn

Điền đầy đủ thông tin gồm họ và tên, số điện thoại, địa chỉ email, ID người giới thiệu, tên người giới thiệu, ghi chú và mã bảo mật, rồi nhấn vào mở tài khoản.

Bước 2. Tải ảnh chứng minh nhân dân 2 mặt

Bạn xem lại ở bước này nhé gồm thông tin cá nhân nếu đúng thì tiếp tục, nếu sai thì sửa nhé, nhớ nhập thêm địa chỉ liên hệ và tỉnh thành rồi nhấn tiếp tục.

Bước 3. Xác thực khách hàng: nếu bạn ở Hà Nội, Đà Nẵng, TP Hồ Chí Minh thì có thể hoàn thiện hồ sơ tại quầy giao dịch của VPS, nếu ở các tỉnh xa có thể xác thực điện tử EKYC là được, nhớ nhấn vào đồng ý với điều khoản và điều kiện hợp đồng mua bán chứng khoán nhé và nhấn vào tiếp tục.

Bước 4. Xác thực và hoàn thành.

Sau khi nhấn hoàn thành thì VPS Sẽ gửi cho bạn một bản hợp đồng điện tử vào địa chỉ email của bạn đã đăng ký ban đầu để lấy tên đăng nhập, mật khẩu đăng nhập và mã pin đặt lệnh để giao dịch chứng khoán nhé.

Bạn có thể xác thực bằng cách tải app smartone trên CHPLAY, đăng nhập và thực hiện việc xác thực.

Vậy các bạn thấy giờ đây ở bất cứ đâu bạn cũng có thể đầu tư chứng khoán được và mở tài khoản chứng khoán cũng thao tác dễ chứ không khó đâu, các bạn cứ làm từng bước sẽ được.

ĐĂNG KÝ MỞ TÀI KHOẢN CHỨNG KHOÁN VPS TẠI ĐÂY

Một số ứng dụng giúp bạn chuyển nạp tiền chứng khoán

Để có thể giao dịch chứng khoán thì có nhiều cách nạp tiền chứng khoán để giao dịch, bạn có thể tìm hiểu tại vps.com.vn. Tuy nhiên nội dung này mình giới thiệu với các bạn một số app của các ngân hàng mà bạn có thể nạp tiền giao dịch chứng khoán được, chẳng hạn như app vpbank ngân hàng Việt Nam thịnh vượng, app tpbank ngân hàng tpbank…

Đọc thêm:

Tìm hiểu các dịch vụ của app tpbank phần 1

Cách tải và cài đặt app vpbank ekyc 2021

Giới thiệu một số khóa học chứng khoán

Để đầu tư chứng khoán hiệu quả bạn cần tham gia một số khóa học chứng khoán, tất nhiên khi bạn mở tài khoản chứng khoán tại vps thì bạn sẽ được nhân viên của vps tư vấn cho bạn nhiệt tình, tuy nhiên kiến thức là vô bờ bến, do vậy bạn nên đọc nhiều sách và tham khảo nhiều kinh nghiệm của những người đi trước nữa, nhưng cuối cùng khi bạn đã học hỏi được nhiều rồi, việc đầu tư chứng khoán là một công việc nghiêm túc đòi hỏi nhiều tư duy, chất xám và kinh nghiệm…điều đó xẽ đem lại cho bạn việc đầu tư hiệu quả nhất và giảm thiểu rủi ro, thất bại. Mọi quyết định của bạn là quan trọng nhất và điều đó có đem lại thành quả tốt hay không đều phụ thuộc vào chính bạn.

Chúc bạn thành công.

Tham khảo thêm:

Cách mở tài khoản chứng khoán yuanta online

Tìm hiểu các dịch vụ của app tpbank phần 1

Tags:

We will be happy to hear your thoughts

Leave a reply

Tải app thành công

ĐàoNguyễnMạnh.Com
Logo
Reset Password